Yếu tố xâm hại trong quá trình nuôi chim yến là vấn đề nan giải và rất cần được giải quyết.
Nhiều người thắc mắc vì sao tất cả các quá trình từ làm cách làm nhà, hướng nhà, độ ẩm không khí, thức ăn cho chim yến đều phù hợp mà yến vẫn bay đi và số lượng thì giảm xuống. Các bạn đã quên mất những yến tố khác xâm hại tới quá trình nuôi yến mà làm cho chim yến không bao giờ quay trở lại dù người nuôi có sử dụng cách nào đi nữa.
Bài Nên Đọc:
. Một số phương tiện hỗ trợ nuôi chim yến
. Ngành nuôi chim yến tác động đến môi trường
Trước tiên chúng ta phải kể tới chuột: Đây không chỉ loài động vật gây nhiều tác hại lớn trong môi trường, cho người mà là loài chim yến khiếp sợ nhất, cho dù đã có vài lần làm tổ trong nhà yến như khi có chuột trong nhà yến sẽ bay đi nơi khác. Do vậy khi làm nhà phải tìm mọi cách không để chuột vào nhà yến từ cửa, ngạch, trần, mái, ống thông gió v..v… Những nơi có điều kiện để chuột trú ẩn. Một khi thấy được dấu vết nhỏ của chúng phải tìm cách hủy diệt hoặc ngăn chặn.
Loại thứ 2 cũng làm cho chim yến sợ đó là : Chim đại bàng, Cú mèo … Những loại này tuyệt đối không để chúng bay quanh khu vực nhà yến, không để cơ hội cho chúng bay vào nhà bắt yến mà tìm cách diệt chúng hoặc xua đuổi chúng đi nơi khác.
Động vật thứ 3 ảnh hưởng tới quá trình nuôi chim yến mà chúng ta cần phải chú ý đó là mèo : Mèo một loại động vật rất đáng yêu đối với con người. Nhưng mèo rất hay vồ vập để bắt yến. Chúng rình trên trần nhà, lỗ ra vào, cần giảm thiểu cây cối, cộc rào … Nếu chúng phát hiện ra chim yến sẽ tìm cách bắt lấy. Do đó cũng nên để mèo tránh xa khu vực nuôi yến ngăn chặn tối đa nhất việc bắt yến.
Các loại dơi cũng rất nguy hiểm. Loài động vật này có rang rất khỏe, bay rất nhanh. Chúng thường làm quấy động, ăn trứng và yến con nhất là về mùa khô . Khi có mặt của dơi yến sẽ bay đi nơi khác. Do đó tốt nhất tuyệt đối không trồng cây ăn trái ở khu vực nhà yến.
Cuối cùng chúng ta cần phải kể đến kiến và dán: Những loại này có ở bất cứ nơi đâu trong nhà dù nhà kín hay không. Chỉ cần nghe có mùi ngọt là chúng sẽ kéo tới rất nhiều. Những loại này cắn rất đau. Do vậy phải thường xuyên chú ý khi phát hiện ra phải dùng thuốc diệt để diệt ngay. Không cho chúng kéo nhau đến làm tổ trong tổ yến và yến sẽ bỏ tổ.
Các loại động vậy này nếu ai mà không để ý kỹ sẽ không phát hiện ra được. Do đó trong quá trình nuôi yến người nuôi cần phải chú ý nhiều hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét