Chim yến Việt Nam thường rủ nhau bay về làm tổ và đẻ trứng ở các hang động vùng hải đảo ven biển khu vực miền Trung từ Bình Định đến Khánh Hòa.
Chim yến không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam. Nói tới chim yến là hầu hết ai cũng nghĩ tới sản phẩm chất lượng yến sào. Một sản phẩm tương đối có giá trị vô cùng bổ dưỡng đối với sức khỏe của con người. Chim yến thường có 2 loại đó là chim yến đảo và chim yến nuôi nhà. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên mà yến có thể cho chúng ta tổ với kích thước màu sắc khác nhau.
Bài Nên Đọc:
Các loại tổ yến ăn được từ chim yến
Chim yến xây tổ
Xét về hình dạng của chim yến cũng giống như con chim én, nhưng yến có đuôi bằng và lông màu xám tuyền. Còn én lại có lông màu xám sẫm, đuôi xẻ thành 2 nhánh và trước ngực có đốm trắng.Chỉ nói riêng ở bán đảo Phương Mai thuộc thành phố Quy Nhơn đã có gần 30 hang yến khai thác từ lâu đời. Trong đó hang Cả là nơi qui tụ đàn yến lên đến vài trăm ngàn con.
Chim Yến Việt Nam thường chọn các hang động có địa hình cheo leo hiểm trở, cửa động hướng về phía mặt trời mọc. Trong lòng hang vừa đủ ánh sáng vừa có độ ẩm cao. Động yến cư ngụ luôn có nước ngọt chảy ra từ các khe đá chênh vênh, ngoài cửa hang là biển khơi mênh mông ngày đêm sóng vỗ rì rào, như cố mời gọi loài chim quí bay đến cư trú và làm tổ.
Tổ chim yến hay còn gọi là yến sào, có kích cỡ như một chiếc tổ của loài chim sâu bé nhỏ. Trên vành tổ yến có hai mấu nhỏ gọi là “chân”, tác dụng gắn tổ chim vào vách đá. Tổ yến khi mới bóc từ vách đá ra có mùi vị tanh nồng được chia thành các loại có mức độ dinh dưỡng khác nhau và đương nhiên giá trị trên thị trường cũng khác nhau. Loại tốt nhất là yến huyết, tai yến có màu đỏ hồng như máu, đường nét cấu trúc sắc sảo. Yến hồng có màu da cam. Yến quang lại có màu trắng ngà. Yến thiện màu trắng đục, tổ yến bé nhỏ, chỉ nặng từ 6 - 7 gam.
Thời gian chim yến làm tổ lần đầu kéo dài khoảng 70 ngày, từ giáp tết cho đến giữa tháng ba âm lịch. Sau khi chim mẹ, chim bố vừa xây xong tổ, những người thợ khai thác bắt đầu đến thu hoạch ngay, không kịp cho chim mẹ đẻ trứng. Vợ chồng chim yến lại phải tiếp tục xây tổ lần thứ hai. Đến cuối tháng tư âm lịch, tức sau khoảng 45 ngày làm tổ lần hai, con chim mẹ cũng vừa kịp sinh nở, bảo tồn nòi giống của mình. Hiện nay để khai thác bền vững nguồn tài nguyên độc đáo chúng ta cần biết cách duy trì và phát triển sự sinh sản của đàn chim yến Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét